------------

    Các thuật ngữ ngành da phổ biến được sử dụng nhiều nhất

    Trong ngành da, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất và chăm sóc da. Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành da này, hãy cùng Hoson Leather điểm qua các thuật ngữ quan trọng nhất mà bạn nên biết.

    GENUINE LEATHER là một thuật ngữ thương mại để ngụ ý rằng đây là sản phẩm sử dụng da thật sản xuất.

    GENUINE (THÀNH THẬT) + LEATHER (DA)

    có thể hiểu Genuine Leather chính là khái niệm dùng để chỉ “da thật chính hãng”. Điều này có nghĩa là Genuine Leather ám chỉ các đồ dùng được là từ da thật.

    Về lý thuyết thì từ Genuine Leather đều là từ thay thế cho da tấm đủ lớp (full grain, gồm cả biểu bì, trung bì và một ít hạ bì), da cao cấp mặt trên cùng (top grain, lớp biểu bì và một ít trung bì), và cả lớp da tầng dưới (split/ bicast, lớp trung bì và chủ yếu hạ bì). 

    Khi da trải qua công đoạn thuộc sẽ cho ra nhiều loại sản phẩm về da với chất lượng và giá thành khác nhau. Cao cấp nhất và chất lượng tốt nhất là da Full Grain, sau đó là Top Grain, và cuối cùng là dòng da split/ bicast. 

    Tuy nhiên trên thực tế, thuật ngữ “Genuine Leather” thường được in lên dòng da split/ bicast để chỉ ra cho khách hàng rằng đây là dòng sản phẩm da thật, mặc dù chính xác thì đây là lớp da tầng dưới, sử dụng keo ép để gia tăng độ liên kết của sản phẩm. Tuy rằng chất lượng của dòng da Genuine Leather này không cao bằng full grain, top gran nhưng giá thành sản phẩm lại phổ thông hơn cho đại đa số mọi người.

    Da bò

    Da bò

    Grain: thượng bì, là lớp ngoài cùng của da, bao gồm các sợi liên kết chặt chẽ và dày đặc, là lớp tiếp xúc với mọi tác động từ môi trường (không khí, mưa, nắng,…) có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng rất chắc chắn và bền lâu dài theo thời gian.

    Corium: trung bì, là lớp nằm bền dưới lớp thượng bì (grain), được cấu tạo chủ yếu từ các sợi collagen, sợi chun, sợi lưới,… Cấu trúc lỏng và thoáng hơn so với grain. Hầu hết các sản phẩm từ da top grain hoặc da genuine grain đều được lấy từ lớp này.

    Da Full grain hay là DA NAPPA

    bao gồm lớp grain (thượng bì) và một phần của lớp thứ hai. Vì độ bền chắc mà nó thường được sử dụng một cách chuyên dụng, sang trọng và cao cấp

    Da Top grain: loại bỏ đi phần lớn lớp grain bền chắc của da để đạt đến tính thẩm mĩ nhất, khiến bề mặt da đẹp hơn, da mềm hơn, dẻo hơn và linh hoạt hơn, được dập vân giả và được nhuộm màu để đạt đến sự đồng nhất.

    Da bò

    Da GENUINE GRAIN: phần lớn thuộc lớp thứ 3 của da và có chất lượng thấp 2 loại trên. Lớp da này không sở hữu kết cấu bền chắc nên nhà sản xuất thường sử dụng keo và chất tạo bề mặt để trông giống với da top hoặc full grain. Da Genuine grain khi không sử dụng lớp bề mặt thì được gọi là da lộn.

    Vegetable tanned leather (da thuộc thảo mộc) là quá trình thuộc da thực vật sử dụng vật liệu hữu cơ và tannin tự nhiên có nguồn gốc từ vỏ cây, lá và cành cây và thực vật. Điều này dẫn đến màu sắc phong phú và tự nhiên hơn với các tông màu đất tự nhiên như nâu, be, vàng và đỏ. Các sợi của da động vật được sử dụng cho da có thể nhìn thấy trong sản phẩm hoàn chỉnh, tạo ra tính chân thực làm cho da trở nên độc đáo hơn.

    Nubuck leather có bề ngoài tương tự như da lộn nhưng nó bền hơn và có thể nhìn thấy những sợi lông dài vì nó đến từ lớp trên cùng của da. 

    Bovine leather chỉ đơn giản là tính từ thích hợp để sử dụng với bất cứ loại da nào liên quan đến gia súc. 

    Split leather là quá trình lớp da được chia thành nhiều lớp trên toàn bộ bề mặt được gọi là “split leather”. Da dày, chủ yếu là da bò, dày từ 5 đến 10 mm, được tách ra. Da bị tách rời thường là thô ráp ở cả hai mặt như mặt sau của da.Da split có bề mặt hơi giống da thật, nhưng chất lượng của da split thường không bằng da lớp 2 (top grain). 

    Da bò

    Da bò

    Da split sau đó được phủ một chất liệu tổng hợp có chất lượng thấp hơn. Lớp trên mịn sau đó không phải là da, mà chỉ là một lớp phủ và hạt được tạo ra bởi một quá trình dập nổi.

    Bonded leather là loại da được làm từ mảnh vụn da thật được hòa trộn với polyurethane, một loại nhựa, da bonded bao gồm từ 60 đến 100 phần trăm da thật, tự nhiên như da bò, tỷ lệ thực tế phụ thuộc vào mức chất lượng của nhà sản xuất. Những lợi thế của da bonded bao gồm chi phí thấp hơn và thân thiện với môi trường, vì nó sử dụng các vật liệu tái chế hoặc thân thiện với môi trường.

    Da Pullup: Loại da này tuyển chọn từ những tấm da tự nhiên chất lượng nhất, sau khi nhuộm màu được phủ lên một lớp thuốc nhuộm aniline để màu lên đều hơn. Da Pullup có vẻ ngoài khác biệt, đặc trưng theo hơi hướng bụi bặm. 

    Hiện nay có 2 loại da Pullup chủ yếu: Da Pullup sáp láng (chà hoặc bào mòn để da không còn vân, láng bóng và không còn lỗi không đều trên da) và da Pullup sáp mill (để nguyên vân kể cả vết sẹo hoặc vết côn trùng cắn)

    Da bò

    Da bò

    Da bò sáp ngựa điên (Crazy horse leather/ Crazy horse – Wax Cowhide): Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy bởi vì trong thời kỳ trước chúng được sử dụng chủ yếu làm yên ngựa nên nhiều người cũng gọi loại da này là “da yên ngựa”. 

    Da sáp là loại da sau quá trình thuộc da kỹ lưỡng sẽ được đem ra chà xát lên 1 lớp sáp, có độ bền cao, đặc biệt ở chỗ càng trầy nó lại càng lên màu đẹp bởi thế nên nó có thể va đập thoải mái mà không sợ làm xấu đi sản phẩm, da bò sáp có khả năng lên nước (patina) rất rõ. Khi cào trên bề mặt da sẽ tạo các vết xước rất đẹp và chỉ cần xoa nhẹ là vết cào đó sẽ phai dần, đó là đặc tính tự khôi phục vết xước của da bò sáp. 

    Da bò sáp ngựa điên (crazy horse) là loại da bò sáp đặc biệt, sau khi được thuộc da kỹ lưỡng sẽ được mài dưới tốc độ rất cao với loại sáp ngựa điên (crazy horse) đặc biệt. Nhờ đó mà da bò sáp ngựa điên sẽ có màu màu đặc trưng rất cổ điển với phong cách bụi bặm, cá tính.

    Da bò mill hạt: là loại da sáp thuộc được giữ nguyên vân, có chỗ hột, có chỗ không hột; có thể có vân hoặc không vân. Thông thường, khi sản xuất và thuộc gia lên thì da Mill vẫn giữ tính tự nhiên, hoang dã bao gồm như vết sẹo hoặc vết cắn của côn trùng. Trong trường hợp nếu da Mill có có bề mặt quá xấu sẽ được chuyển qua làm da sáp hoặc nhiều loại da thuộc khác để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. 

    Da Mill được chia làm 2 loại: Da sáp Mill khô: Bề mặt da láng bóng hơn, mình da nhẹ hơn, lượng sáp ít, độ trầy xước thấp hơn sáp ướt, màu sắc của da sáp khô cũng không tươi. 2. Da sáp Mill ướt: Bề mặt da nhờn rít, mình da nặng, lượng sáp nhiều nên đặc biệt dễ trầy xước, màu sắc của da sáp ướt thường đậm và tươi.

    Da bò

    Da bò

    Da thật CAT 4 và Da thật CAT 6 là: đây là cách những cái tên để phân biệt, đánh giá chất lượng da của tập đoàn Chateau d’Ax. Hiện nay, tại Chateau d’Ax có tên gọi các loại da từ CAT 1 đến CAT 6. Số càng cao thì chất lượng da càng cao cấp.

    Da thật CAT 6, chính là lớp bề mặt của tấm da bò, có thể thấy được lỗ chân lông và vân da rõ ràng, là lớp da mềm mại nhất, bền, khó rách và đem lại cảm giác thật nhất, tự nhiên nhất về da thật. Do đó mà đây cũng là lớp da có giá trị nhất của tấm da, với các lỗ chân lông giúp da thoáng khí, ấm và dễ thích nghi với môi trường hơn. Da có thể tự “thở” và điều chỉnh theo môi trường xung quanh, có thể đem đến cảm giác “đông ấm hè mát” như tơ lụa thượng hạng. 

    Da thật CAT 4 là lớp da dưới, có thể là lớp cắt thứ nhất hoặc thứ 2, hơi cứng hơn so với da CAT 6, nhưng vẫn mang sự mềm mại, êm ái nhất định của da thật. Những tấm da thô để làm thành da CAT 4 có thể lựa chọn những tấm da có ít tì vết, như vết muỗi đốt hoặc vết xước nhỏ, và có thể loại bỏ dễ dàng trong quá trình cắt, bào, mài,… bề mặt.

    Hy vọng qua bài viết này, Hoson Leather sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các thuật ngữ ngành da được sử dụng phổ biến nhất. Hotline: 0918.676.258

    Tham khảo các sản phẩm da bò Hoson Leather:

    Thảm da lông

    Da nguyên liệu

    Gối sofa

    Gối ô tô